Để đáp ứng nhiệm vụ thi hành Luật Đo đạc và Bản đồ, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về các hoạt động đo đạc đã được phân cấp cho các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, rà soát cho ý kiến đề xuất các phương tiện đo được sử dụng trong hoạt động đo đạc và bản đồ phải được kiểm định.
Trong quá trình quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, dữ liệu địa không gian đóng vai trò quan trọng. Trong những năm gần đây, công nghệ địa không gian hiện đại như hệ thống dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS), hệ thông tin địa lý (GIS), viễn thám vệ tinh (RS), máy bay không người lái (UAV), quét laze hàng không (LiDAR), quét laser mặt đất (TLS)… không ngừng được phát triển nhằm thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị thông tin các thực thể và hiện tượng trên bề mặt Trái đất. Chất lượng dữ liệu ngày càng cao giá thành dữ liệu ngày càng thấp, mở ra khả năng ứng dụng dữ liệu địa không gian trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng.
Đây là Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô toàn quốc; là sự kiện quan trọng của Ngành; tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ, viễn thám trên toàn quốc và các ngành có liên quan trao đổi, báo cáo thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ toàn quốc trong giai đoạn vừa qua.
Để chuẩn bị cho kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ; đồng thời chuẩn bị cho việc đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế các nhà đo đạc thế giới (FIG Working Week 2019), Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức Hội nghị Khoa học, Công nghệ toàn quốc Ngành Đo đạc và Bản đồ năm 2018. Các báo cáo khoa học, công nghệ được giới thiệu tại Hội nghị toàn quốc này sẽ là những công trình khoa học công nghệ tiêu biểu về kết quả hoạt động và định hướng phát triển khoa học và công nghệ trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý.
Sáng ngày 13/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Trưởng ban soạn thảo đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Chiến lược phát triển viễn thám quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập là đại diện các Bộ, ngành có liên quan, đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ.
Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa tại cuộc họp chiều ngày 05/9 về nghe Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao năm 2018 và kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đo đạc và Bản đồ. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Hợp tác quốc tế, Văn phòng Bộ.
Sáng ngày 06/9, tại Hà Nội, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ. Ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam và ông Nguyễn Minh Mười, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội chủ trì Hội thảo.
Luật Đo đạc và bản đồ được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14/6/2018. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019. Luật Đo đạc và bản đồ là khung pháp lý quan trọng thúc đẩy ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng các yêu cầu được kỳ vọng trong việc ứng dụng các thành tựu vĩ đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam. Sự cần thiết ban hành Luật
Viễn thám được ứng dụng hết sức rộng rãi trong hầu hết các ngành và lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, năng lượng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ vị trí, biển hải đảo, quản lý thiên tai, nghiên cứu biến đổi khí hậu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của viễn thám, việc quản lý nhà nước về hoạt động viễn thám ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm. Hầu hết các nước lớn đều có cơ quan quản lý nhà nước chuyên biệt về viễn thám. Ở Việt Nam việc cần thiết xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, trong đó việc xây dựng Nghị định của Chính phủ về hoạt động viễn thám là rất cần thiết và quan trọng.
Ngày 09 tháng 7 năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam có Quyết định số 1184/QĐ-UBND về việc ban hành phương án Dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính
Ngày 28-6, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố 7 luật, bao gồm: Luật Quốc phòng; Luật Cạnh tranh; Luật Tố cáo; Luật Đo đạc và Bản đồ; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao; Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch; Luât An ninh mạng. Các luật này đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 vừa qua.
Chiều 14/6, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ. Với 451/452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ.
Địa danh đã chuẩn hoá được đưa vào sử dụng rộng rãi và thống nhất trên tất cả các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt được đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông sẽ đem lại rất nhiều lợi ích về mặt chính trị - xã hội, kinh tế cũng như hội nhập quốc tế. Việc chuẩn hóa địa danh để tránh sự tranh chấp về lãnh thổ, bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp; tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn…
Chiều 20/11, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Đo đạc và Bản đồ. Trong phiên họp thảo luận tại hội trường hôm nay, đã có 19 đại biểu phát biểu, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. Nhận xét về phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nói: Đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết ban hành Luật Đo đạc và Bản đồ và tán thành với nhiều nội dung trong dự thảo luật cũng như báo cáo thẩm tra…
Theo chương trình làm việc kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV, ngày 10/11/2017 Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận đối với dự thảo Luật Đo đạc và Bản đồ. Dự án Luật Đo đạc và Bản đồ do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo. Để cung cấp thêm thông tin về dự thảo Luật, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường xin giới thiệu tóm tắt những nội dung của dự thảo.
Sáng 21/8, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ nhằm phục vụ cho việc thẩm tra dự án Luật này. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Vinh Hà đã chủ trì Hội thảo.
Cùng với việc thành lập Bộ TN&MT, đầu năm 2003, Cục Đo đạc và Bản đồ được tái lập. Kể từ khi thành lập Cục vào ngày 14/12/1959, trong chặng đường 15 năm qua, lĩnh vực đo đạc và bản đồ đã có bước phát triển nhanh chóng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của Bộ TN&MT.
Thành lập năm 1994, chính thức mang tên Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ từ tháng 9/2006, đến nay, Viện đã đạt được những thành tựu to lớn về nghiên cứu khoa học đo đạc và bản đồ, góp phần vào sự phát triển của Bộ TN&MT trong 15 năm qua.
Việc ứng dụng một mô hình giám sát hồ chứa có sự tham gia của dữ liệu viễn thám giúp ích nhiều cho khả năng dự báo và hạn chế các tác động của việc nắn dòng chảy đến vùng hạ lưu khi hồ đập gặp sự cố.
Hội thảo do Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tổ chức diễn ra sáng ngày 23/6, tại Hà Nội. Ông Phan Đức Hiếu, Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam chủ trì Hội thảo. Tham dự có đại diện Bộ Nội vụ, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Khánh Hòa.