Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm các cơ sở, dự án gây ô nhiễm môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt quan tâm, xác định đây là công tác trọng tâm trong định hướng hoạt động hàng năm của Bộ.
Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân tại Hội thảo “Đầu tư xử lý chất thải nhựa Việt Nam, cơ hội và thách thức” do Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam và Hiệp hội nhựa Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 5/10, tại TP.HCM. Hội thảo có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa và tái chế chất thải nhựa.
Thời gian qua, trước áp lực của các hoạt động kinh tế - xã hội, có nhiều vấn đề môi trường đã xảy ra khiến nhân dân lo ngại. Thực trạng này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để kiểm soát chặt chẽ các tác động tiêu cực đến môi trường từ hoạt động kinh tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường thực hiện công tác thanh, kiểm tra các dự án đang hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Tính đến tháng 03/2018, cả nước có 283 khu công nghiệp đang hoạt động (có cơ sở đã đi vào hoạt động), trong đó có 228 khu công nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 80,5%; 121 khu công nghiệp đã lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục để giám sát liên tục. Tổng lượng nước thải phát sinh từ các khu công nghiệp khoảng trên 635.000 m3/ngày đêm.
Theo thống kê, Việt Nam có hơn 4.500 làng nghề và làng có nghề với lưu lượng xả nước thải trung bình khoảng 156.000 m3/ngày đêm. Hầu hết nước thải từ hoạt động của các làng nghề đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, kênh mương tiêu ngay trong khu vực làng nghề và chưa được xử lý, hay xử lý chưa đáng kể.
Sự ra đời của túi ni lông đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa. Tuy nhiên, túi ni lông nói riêng và nhiều sản phẩm khác từ nhựa nói chung, do đặc tính khó phân hủy, đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.
Mỗi giây, trên thế giới có 1 triệu chai nhựa được bán ra. Mỗi ngày, người dân Hoa Kỳ vứt đi 500 triệu ống hút dùng một lần. Mỗi năm, trung bình có 5 tỷ túi nhựa được sử dụng trên hành tinh… gây khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa.
Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm với các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường từng bước được bổ sung, hoàn thiện, đã góp phần xử lý và giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đáng lo ngại là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại khu vực nông thôn đang ngày càng gia tăng…
Vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo (lần thứ 2) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình nâng cao mức tiêu chuẩn khí thải.
Ngày 30/9/2018 đánh dấu kỷ niệm 10 năm thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT.
Bảo vệ môi trường có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Nhận thức rõ vấn đề đó, với chức năng là cơ quan tham mưu, giúp Bộ TN&MT thống nhất công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) trên phạm vi cả nước, Tổng cục Môi trường đang thực hiện những nhiệm vụ của mình nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục ô nhiễm môi trường, gìn giữ các giá trị cốt lõi của thiên nhiên, BVMT sống trong lành cho người dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Tiến sỹ Lê Hoàng Lan, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và Môi trường, cho biết nếu không tham gia phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali của Nghị định Montreal, đến năm 2020, Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 3.000 tấn các chất hydrofluorocarbon (HFC) và đến năm 2030, lượng HFC cần thiết cho tiêu thụ trong nước là hơn 5.000 tấn.
Cách huy động nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường chủ yếu từ nguồn ngân sách và viện trợ nước ngoài (ODA) như hiện nay vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế, đòi hỏi phải có những giải pháp mới để có thể thu hút đầu tư cũng như sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Chính phủ Việt Nam xem xét và ký phê chuẩn Sửa đổi, bổ sung Kigali nhằm tăng cường quản lý phát thải HFC, đẩy nhanh việc loại trừ và thay thế HFC là phù hợp với mục tiêu quốc gia về bảo tồn năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Đó là nhận định của các đại biểu tại buổi Tọa đàm được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô dôn năm 2018 ngày 14/9.
Trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn (ngày 16/9) năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường kêu gọi các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng dân cư, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện khẩu hiệu hành động của Ban Thư ký Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đối với Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm nay: “Giữ cho hành tinh luôn mát lành, nỗ lực bảo vệ tầng ô-dôn và khí hậu của chúng ta”.
Mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong toàn Ngành hãy hành động và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa và túi ni lông sử dụng một lần” - đó là thông điệp được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát động, coi như một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ngành tài nguyên và môi trường cùng thực hiện nhằm hưởng ứng đợt vận động thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông”.
Tình trạng đốt rác thải, phụ phẩm công nghiệp, đặc biệt là hoạt động tái chế tại các làng nghề bằng hình thức đốt hở, đốt ngoài trời là một trong những thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Nhưng biện pháp xử lý triệt để tình trạng này gần như vẫn đang bị bỏ ngỏ
Theo Bộ TN&MT, so với Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) đầu tiên, mục tiêu giảm phát thải bằng nguồn lực trong nước của NDC mới dự kiến sẽ tăng từ 8% lên 9% vào năm 2030 và có thể tăng lên đến 25% khi có hỗ trợ quốc tế.
Tiếp nối chủ đề Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2017, chủ đề Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2018 là “Quản lý rác thải vì môi trường nông thôn bền vững” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác quản lý môi trường, đặc biệt là công tác quản lý chất thải tại các khu vực nông thôn trong quá trình xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hài hòa với thiên nhiên.