Luật Đất đai năm 2013 là đạo luật quan trọng có tác động đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống của người dân cả nước. Sau hơn 6 năm thực thi, Luật đã bộc lộ một số kẽ hở, hạn chế rất cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho Nhà nước - người dân - doanh nghiệp.
Tổng cục Quản lý đất đai vừa cho biết, thực hiện Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2020 của Chính phủ quy định về khung giá đất, Tổng cục đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng và ban hành Bảng giá đất để thực hiện trong 05 năm (2020 - 2024), kết quả đến này 63/63 tỉnh, thành phố đã ban hành.
Thông tin trên được đại diện Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) khẳng định tại Hội nghị tổng kết hoạt động lâm nghiệp năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng các chính sách thu điều tiết đối với giá trị tăng thêm từ đất ở các khu vực do việc đầu tư cơ sở hạ tầng làm gia tăng giá trị của nhà, đất sở hữu bởi khu vực tư nhân cho các giai đoạn từ khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất tới quá trình phát triển dự án, quá trình sử dụng bất động sản và khi chuyển nhượng bất động sản.
Thời gian qua, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật đất đai đã từng bước nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tạo ra nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế ¬ xã hội của đất nước.
Tích tụ, tập trung ruộng đất là bước đi cần thiết, để đáp ứng yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao…. Trong thời gian qua, Bộ TN&MT đã ban hành đã có nhiều nội dung đổi mới quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Doanh nghiệp trong việc tiếp cận đất đai để đầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bên cạnh những mặt đạt được, một số quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản còn bất cập, thiếu thống nhất, còn có sự chồng chéo và mâu thuẫn. Trong đó, cơ bản là những bất cập, thiếu thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về đất đai với pháp luật về xây dựng, kinh doanh bất động sản, đầu tư,...; giữa pháp luật về bảo vệ môi trường với pháp luật về đầu tư, xây dựng,...
Ngành Quản lý đất đai Việt Nam (QLĐĐ) tính từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 ngày 03/10/1945 để kết thúc hoạt động của cơ quan quản lý đất đai thuộc Thực dân Pháp và mở đầu cho hoạt động quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tới nay đã trải qua 75 năm phát triển. Ngành đã có nhiều đóng góp lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ngành QLĐĐ đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức Nhà nước.
Hệ thống thông tin đất đai VNPT iLIS là một hệ sinh thái do VNPT nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ quản lý nhà nước về đất đai theo hướng các công nghệ hiện đại.
Ngày 19/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng.
Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 99/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW đối với lĩnh vực quản lý đất đai tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ trọng tâm là: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, điều chỉnh xây dựng khung giá đất; Từng bước quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai vào phát triển sản xuất kinh doanh.
Đề án được xây dựng nhằm khắc phục được các hạn chế trong quản lý, sử dụng đất, khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn nội lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đến năm 2045, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, rất cần thiết xây dựng chiến lược sử dụng đất quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, theo Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ.
Theo lộ trình được Văn phòng Chính phủ đưa ra, trong tháng 11/2020 có 4 tỉnh, thành phố sẽ kết nối, tích hợp và tổ chức triển khai thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục về đất đai trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tiếp đó, sẽ thực hiện kết nối, tích hợp và tổ chức triển khai tại TP.HCM và 5 tỉnh trong tháng 12/2020.
Theo đề nghị của UBND tỉnh Kon Tum, Bộ TN&MT đã hướng dẫn về việc xác định giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Bộ TN&MT hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh nước sạch theo Chỉ thị số 34/CT-TTg.
Thực hiện Điều 200 của Luật Đất đai 2013, hàng năm Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc theo dõi, đánh giá việc thi hành pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước trên cơ sở kết quả thực hiện của các Bộ, Ngành ở Trung ương, báo cáo kết quả thực hiện của các địa phương và kết quả giám sát của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ý kiến cử tri, phản ánh của đường dây nóng về Bộ.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, toàn Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành hơn 2.320 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện kiến nghị xử lý thu hồi diện tích 22.362 ha đất; riêng trong năm 2018, toàn Ngành đã tiến hành thanh tra, xử lý thu hồi 695 ha đất, xử phạt vi phạm hành chính 116 tỷ đồng.
Việc thực hiện đăng công khai các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT và tại các địa phương bước đầu đã được thực hiện theo quy định, tuy nhiên còn một số tồn tại, hạn chế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai và Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 về công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia.